Hàm Vlookup và Hlookup là gì?

      Chức năng bình luận bị tắt ở Hàm Vlookup và Hlookup là gì?

Hàm Vlookup và Hlookup là gì? Hai hàm này thường xuyên được kết hợp với nhau trong Excel. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng hàm thì có nhiều người còn phân vân và thường dễ nhầm lẫn về công dụng của chúng.

Hàm Vlookup là gì? Hàm Vlookup để làm gì?

Hàm Vlookup là một hàm trong Exel được dùng để tìm kiếm các giá trị mà người dùng mong muốn và trả về kết quả nhận được theo phương thức hàng dọc. bên cạnh đó, hàm Vlookup còn dùng dò tìm kiếm, thống kê dữ liệu theo cột dọc một cách chuẩn xác và nhanh nhất.

Công thứ Vlookup:

=VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup])

Hàm Vlookup ngược

Hàm Vlookup ngược

Các giá trị trong đó bao gồm:

– lookup_value: Hàm Vlookup sử dụng như thế nào? Nó chính là một giá trị/ dữ liệu mà chúng ta cần dò tìm

– table_array: Được gọi là bảng mà để dò tìm lookup_value, cột thứ nhất trong table_array nhằm để dò tìm giá trị lookup_value, còn những cột tiếp theo table_array có thể khác hoặc cùng sheet với lookup_value đều được.

– col_index_num: Tác dụng chỉ định thứ tự ở trong cột của table_array và kết quả trả về là giá trị tương ứng, nếu như tìm kiếm thấy, cột thứ nhất được tính là 1.

– range_lookup: Tham số này có thể có cũng được mà không có cũng được, thường với các dạng  bài tập không nâng cao thì các bạn chỉ cần dùng 3 tham số đầu tiên.

Trong đó, range_lookup sẽ có 2 trường hợp giá trị như sau:

FALSE: Nếu trả về trường hợp này thì sẽ chỉ tìm được những giá trị hoàn toàn trùng khớp với nhau.

TRUE: Tất cả các giá trị trong cột thứ nhất của table_array sẽ sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao(có nghĩa là tăng dần).

Hàm Hlookup là gì?

Hàm Hlookup sẽ giúp các bạn dễ dàng tìm kiếm các giá trị và tham chiếu theo dòng, cột để sau khi thỏa mãn tất cả các điều kiện được đặt ra thì trả về kết quả chính xác và một cách nhanh chóng.

Công thức Hlookup:

= HLOOKUP(lookup_value, table_array, row_index_num, [range_lookup])

Hàm Vlookup và Hlookup là gì

Hàm Vlookup và Hlookup là gì

Trong đó:

– lookup_value: là giá trị bắt buộc phải có trong công thức. Tương ứng với giá trị bạn  cần tìm của hàng thứ nhất trong bảng dữ liệu đó. Lưu ý, lookup_value cũng có thể là một tham chiều hay một giá trị hoặc chuỗi văn bản.

– table_array: Cũng yêu cầu phải có. Một bảng thông tin để chúng ta tìm kiếm các dữ liệu ở trong đó. Khi đó bạn có thể dùng để tham chiếu tới tên phạm vị hoặc một phạm vi.

Các giá trị của hàng thứ nhất trong table_array là số hoặc, văn bản, cũng có thể giá trị lô-gic.

Nếu như range_lookup là trả về giá trị TRUE thì tất cả giá trị của hàng thứ nhất trong table_array sẽ được đặt theo thứ tự tăng dần, nếu không hàm này cũng có thể đưa ra các giá trị không đúng.

Ngược lại nếu như range_lookup là FALSE thì không phải sắp xếp table_array theo thứ tự.

– Row_index_num: Là bắt buộc phải có. Số hàng ở trong table_array từ điều kiện này mà trả về giá trị khớp đúng. Giá trị của hàng thứ nhất trong table_array thì Row_index_num trả về 1, còn các row_index_num tiếp theo tương tự trả về giá trị thứ 2, 3,… trong table_array.

Nếu row_index_num > số hàng table_array, khi đó hàm Hlookup sẽ trả về giá trị #REF!

 Nếu row_index_num < 1, hàm Hlookup sẽ trả về giá trị #VALUE!

– Range_lookup: là giá trị tùy chọn. Một giá trị lô-gic sẽ cho các bạn biết rằng có muốn sử dụng hàm Hlookup  để tìm kiếm một kết quả khớp tương đối hay chính xác.

Nếu Range_lookup là TRUE, thì kết quả trả về là khớp tương đối.

Nếu Range_lookup là FALSE, kết quả trả về là khớp chính xác. Nếu không tìm thấy kết quả của 2 trường hợp trên thì hàm sẽ trả về giá trị #N/A.

Với hai cách dò tìm ở trên của cả 2, chúng ta nhận thấy rằng xài hàm Vlookup  để tìm kiếm giá trị theo cột sẽ giúp các dễ dàng thống kê dữ liệu ở trên bảng Excel. Ngoài ra, ý nghĩa hàm Vlookup đó là việc thống kê một cách chi tiết để làm báo cáo lọc ra các danh sách các yêu cầu cần thiết khi đó công việc của bạn sẽ rút ngắn thời gian và chính xác hơn nhiều.

Trên đây là một trong những hàm thường xuyên được dùng trong quá trình thao tác trên bảng tính Exel nên các bạn chú ý nhé.

Rate this post