Giải đáp thắc mắc ngành y dược lấy bao nhiêu điểm?

      Chức năng bình luận bị tắt ở Giải đáp thắc mắc ngành y dược lấy bao nhiêu điểm?

Các ngành y dược luôn là ngành học “hot” được nhiều thí sinh quan tâm và lựa chọn để xét tuyển trong các kỳ tuyển sinh hàng năm. Vậy ngành y dược lấy bao nhiêu điểm? Hãy đọc bài viết dưới đây để biết được mức điểm chuẩn ngành y dược của các trường.

Với nhu cầu về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người dân đang ngày càng được nâng cao như hiện nay thì các ngành y dược đã trở thành ngành học “hot” được rất nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước tổ chức tuyển sinh và đào tạo. Trong đó, mỗi trường sẽ có thể mạnh đào tạo và mức điểm chuẩn xét tuyển riêng. Vậy ngành y dược lấy bao nhiêu điểm? Thí sinh nên chọn học các ngành y dược tại trường nào cho phù hợp với năng lực bản thân?

1. Ngành y dược lấy bao nhiêu điểm?

Các ngành về y dược được đánh giá là ngành đào tạo trọng điểm. Do đó, các trường đại học, cao đẳng y dược luôn chú trọng đào tạo, kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào và đầu ra đối với mỗi sinh viên. Ở những trường đại học top đầu cả nước, điểm chuẩn các ngành y dược dao động trong khoảng 25 – 29 điểm. Bên cạnh đó, đối với những trường top dưới, điểm chuẩn nằm trong khoảng 14 – 18 điểm.

Hầu hết các trường đại học đều áp dụng hình thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT Quốc gia. Ngoài ra, các bạn cần phải lưu ý rằng, mức điểm chuẩn xét tuyển của nguyện vọng 1, nguyện vọng 2, nguyện vọng 3… của một trường sẽ có sự khác nhau. Theo đúng nguyên tắc thì điểm chuẩn xét tuyển của nguyện vọng sau sẽ phải cao hơn hoặc thấp nhất là bằng nguyện vọng xét tuyển trước.

Những năm gần đây, với sự thay đổi trong quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng được quyền tự chủ trong việc sử dụng các hình thức tuyển sinh. Cùng với đó, các trường hoàn toàn được độc lập trong việc công bố điểm chuẩn, yêu cầu xét tuyển cho các thí sinh. Điểm chuẩn ngành y dược sẽ được xác định tùy vào độ khó của môn thi, tiêu chí xét tuyển riêng của các trường, tỷ lệ chọi giữa các thí sinh để đưa ra thang điểm cụ thể.

Trong các kỳ tuyển sinh hàng năm, ngành y dược lấy bao nhiêu điểm còn phụ thuộc vào các yếu tố từ hệ học, cho đến phương thức xét tuyển của các trường đào tạo về ngành y. Do đó, các thí sinh cần căn cứ vào lực học của mình để chọn hệ, chọn trường, chọn ngành sao cho phù hợp.

Đối với những trường đại học thuộc top đầu về đào tạo y dược như: Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y Dược TP. HCM, Đại học Y Thái Bình, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch…. luôn có mức điểm chuẩn vào trường rất cao. Với các thí sinh có lực học ở mức khá hay trung bình nên cân nhắc thật kỹ lưỡng việc ứng tuyển vào các trường đại học này, bởi điểm chuẩn các trường này sẽ cao và tỷ lệ chọi giữa các thí sinh sẽ là rất đông.

ngành y dược lấy bao nhiêu điểmGiải đáp thắc mắc ngành y dược lấy bao nhiêu điểm?

2. Phương thức tuyển sinh cao đẳng y dược hiện nay

So với hệ đại học, các trường đào tạo và xet tuyen cao dang duoc có mức điểm chuẩn gợi mở hơn. Điểm chuẩn vào các ngành y dược hệ cao đẳng sẽ tùy thuộc vào điều kiện xét tuyển của từng trường, thường dao động trong khoảng 13 – 15 điểm. Đây là mức điểm chuẩn phù hợp với nhiều đối tượng thí sinh. Điểm chuẩn này sẽ được các trường cao đẳng xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia.

Bên cạnh đó, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều thay đổi trong phương án tuyển sinh, nhiều trường cao đẳng đã áp dụng thêm phương thức xét tuyển học bạ bằng nhiều tổ hợp môn khác nhau để mở rộng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh. Với phương thức xét tuyển dựa theo học bạ THPT, thí sinh có khả năng trúng tuyển rất cao mà không phải trải qua các kỳ thi áp lực và căng thẳng.

Theo đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, hiện nay, có rất nhiều trường cao đẳng y dược xét tuyển chỉ cần thí sinh đã tốt nghiệp THPT và có đủ điều kiện sức khỏe để theo học tại trường. Cụ thể, thí sinh cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, BTVH hay trình độ tương đương.
  • Thí sinh có tư chất đạo đức tốt, không trong thời gian thi hành án hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Thí sinh có sức khỏe tốt, đảm bảo quá trình học không bị gián đoạn.

Sự gợi mở trong phương án tuyển sinh của các trường cao đẳng sẽ đem đến nhiều điều kiện cho thí sinh. Đặc biệt là cơ hội cho những thí sinh có lực học bình thường theo đuổi đam mê với ngành y dược.

ngành y dược lấy bao nhiêu điểm

Giải đáp thắc mắc ngành y dược lấy bao nhiêu điểm?

3. Học ngành Dược cần có những tố chất gì?

Để học tập và thành công trong ngành Dược, đòi hỏi người học cần có những tố chất sau:

Có tư duy logic

Đây là yếu tố giúp bạn học các môn về Dược học nhanh và nhớ lâu. Với ngành học này, bạn không cần phải có trí thông minh vượt trội, nhưng lại cần phải có tư duy logic và chặt chẽ. Bởi đây là lĩnh vực liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người nên việc chẩn đoán và điều trị không bao giờ đưa ra suy luận cá nhân. Tư duy logic trong ngành y dược rất cần thiết để kết nối thành hệ thống thông tin, từ đó giúp cho công việc chuẩn đoán được chính xác và hiệu quả.

Chăm chỉ và kiên trì

Đây cũng là tố chất cần thiết đối với những sinh viên ngành Dược. Bởi những kiến thức của ngành này vô cùng rộng lớn, nếu không có sự chăm chỉ và kiên trì thì bạn sẽ không thể nắm bắt và vận dụng vào thực hành.

Cẩn thận và ham học hỏi

Ngành Dược yêu cầu bạn phải có tính cẩn trọng cao, bởi vì mỗi quyết định của Dược sĩ đều có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chỉ cần sai sót một chút hoặc sự vô trách nhiệm là có thể gây ra hậu quả khôn lường. Do đó, trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh đều phải chính xác tuyệt đối. Bên cạnh đó, sự ham học hỏi và chủ động trong việc trau dồi kiến thức sẽ giúp các bạn thành công nhanh chóng hơn trong công việc sau này.

Có tâm huyết với nghề

Để thành công và phát triển trong bất cứ lĩnh vực nào cũng cần phải có đam mê và tâm huyết. Chỉ khi có hứng thú với công việc mình đang làm bạn với có động lực để thúc đẩy bản thân tiến lên và theo đuổi nghề nghiệp lâu dài.

Luôn thấu hiểu và thông cảm với bệnh nhân

Trong quá trình điều trị bệnh, các bệnh nhân thường rất lo lắng và dễ bị mất bình tĩnh. Do đó, là một người Dược sĩ, bạn nên thông cảm và nên đặt bản thân vào hoàn cảnh, cảm xúc của bệnh nhân để cùng chia sẻ với họ.

Tổng hợp

Rate this post