Trong những năm gần đây, có nhiều thí sinh quan tâm và tìm hiểu ngành Điều dưỡng là gì. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến ngành nghề này để các bạn tham khảo.
1. Ngành Điều dưỡng là gì?
Điều dưỡng là một ngành học nằm trong hệ thống đào tạo nguồn nhân lực y tế. Ngành Điều dưỡng được chia thành các lĩnh vực khác nhau như Điều dưỡng hộ sinh, Điều dưỡng răng hàm mặt, Điều dưỡng gây mê hồi sức…
Nhiệm vụ chính của ngành Điều dưỡng là chăm sóc sức khỏe, theo dõi, kiểm tra tình trạng của bệnh nhân. Đồng thời hỗ trợ bác sĩ trong việc kê toa thuốc và một số công việc khác theo sự phân công của bác sĩ phụ trách để quá trình điều trị của bệnh nhân được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi nhất.
Tìm hiểu về ngành Điều dưỡng là gì?
2. Điều dưỡng viên là gì?
Tại các bệnh viện, Điều dưỡng viên còn được gọi là Y tá, đây một ngành nghề đặc thù và độc lập với y tá hay bác sĩ. Họ có nhiệm vụ chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh. Công việc của họ là thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở y tế. Chính vì vậy Điều dưỡng viên có vai trò rất quan trọng trong hệ thống ngành y tế nói chung.
3. Phân loại Điều dưỡng viên theo hạng 2, 3 và 4
Theo thông tư liên tịch của Bộ Y tế – Bộ nội vụ, nghề Điều dưỡng được phân thành các loại hạng như sau: Điều dưỡng hạng 2, Điều dưỡng hạng 3, Điều dưỡng hạng 4. Việc phân cấp Điều dưỡng theo từng hạng đều dựa trên những tiêu chuẩn đạo đức cùng các chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
Điều dưỡng viên hạng 2 (Mã số: V.08.05.11)
Nhiệm vụ Điều dưỡng viên hạng 2
- Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: khám, lập kế hoạch, đánh giá chăm sóc người bệnh, theo dõi bệnh nhân, kiểm tra, phối hợp với bác sĩ điều trị, ghi chép, xây dựng, triển khai quy trình chăm sóc người bệnh…
- Sơ cứu, cấp cứu: chuẩn bị thuốc, phương tiện cấp cứu, thực hiện kỹ thuật sơ cứu, đánh giá cấp cứu dịch bệnh, thảm họa…
- Thực hiện công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe cộng đồng theo sự phân công của cấp trên.
- Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh: thực hiện quyền của người bệnh và các biện pháp đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Phối hợp và hỗ trợ các bác sĩ điều trị, hỗ trợ giám sát, quản lý hồ sơ, bệnh án…
- Đào tạo, nghiên cứu và hướng dẫn cho sinh viên và viên chức điều dưỡng, thực hiện nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật chăm sóc người bệnh.
Tìm hiểu về ngành Điều dưỡng là gì?
Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Điều dưỡng.
- Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo Thông tư của Bộ GD&ĐT.
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Biết lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng.
- Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu và đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa.
- Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.
- Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp.
- Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng 3 lên chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng 2 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng 3 hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm. Trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng 3 tối thiểu là 02 năm.
Điều dưỡng viên hạng 3 (Mã số: V.08.05.12)
Nhiệm vụ của Điều dưỡng viên hạng 3 về cơ bản là giống với hạng 2, tuy nhiên có một số điểm khác biệt về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng 4 lên chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng 3 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Điều dưỡng hạng 4 tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp Điều dưỡng cao đẳng. Hoặc thời gian 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp Điều dưỡng trung cấp.
Điều dưỡng viên hạng 4 (Mã số: V.08.05.13)
Tương tự chức năng và nhiệm vụ của hàng 2, Điều dưỡng viên hạng 4 có một số điểm khác biệt như sau:
- Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành Điều dưỡng. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành Hộ sinh hoặc Y sĩ thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế.
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về ngành Điều dưỡng là gì cũng như phân loại Điều dưỡng viên theo từng hạng khác nhau.
Tổng hợp