Trong quá trình xử lý dữ liệu cho bảng tính, hàm Vlookup tìm nhiều giá trị đóng một vai trò khá quan trọng, bởi trên thực tế rất nhiều bảng tính liên kết dữ liệu với nhau, do đó mà các bạn không thể không biết tới hàm Vlookup tìm kiếm dữ liệu một cách nhanh chóng.
Hàm Vlookup sử dụng ở công thức thông thường chỉ cho ra 1 kết quả đơn lẻ. Nhưng để nhận được nhiều kết quả trả về hơn, thì bắt buộc các bạn cần phải sử dụng chuỗi điều kiện kèm theo nữa để kết hợp với hàm Vlookup.
Kết hợp hàm Vlookup tìm nhiều giá trị với các hàm sau:
Hàm Small: Trả về một giá trị nhỏ nhất nằm ở vị trí thứ n nào đó chuỗi
Hàm If: Hàm có kèm theo điều kiện trả về kết quả đúng nếu như đáp ứng một điều kiện cụ thể được chỉ định nào đó, ngược lại không đáp ứng được thì điều kiện ấy sẽ trả về kết quả B.
Index: Trả về chuỗi dựa trên số lượng của dòng và cột mà các bạn sử dụng hàm như thế nào.
Row: Trả về thứ tự theo dòng
Column: Trả về thứ tự theo cột
Iferror: Hàm cố định vị trí sai số.
Cách thức hoạt động của của các hàm với hàm Vlookup tìm nhiều giá trị
Hàm Small
Công thứ SMALL(tập hợp, k) chúng đều được sử dụng nhằm mục đích chính là xác định vị trí cần trả về tương ứng với kết quả tham chiếu.
Với thông số “tập hợp” sẽ được xác định từ trước, việc các bạn đáng để ý nhất xác định số thứ tự đó chính là “k”, có nghĩa trả về giá trị nhỏ nhất của thứ “k”.
Để công thứ này được hoạt động bạn cần sử dụng một bộ đếm số, buộc phải sử dụng hàm ROW()-n. Khi đó, n là số thứ tự hàng của ô thứ nhất trừ đi 1.
Hàm If
Tiếp theo là hàm IF, với chức năng tìm kiếm từng vị trí của từng giá trị tương ứng với những ô cần tìm. Nếu như tìm thấy kết quả tương đương, hàm ROW trả về kết quả là cột số thứ tự của ô trống thứ nhất nằm trong phạm vị trả kết quả.
Nhưng ngay sau đó các bạn phải tính toán 1 con số để bớt đi sao cho khoảng cách giữa khu vực kết quả trả về và khu vực cần tìm là bằng 1.
Hàm Index
Hàm này so với những hàm khác trong Exel nó hoạt động khá đơn giản. Nó được sử dụng để lấy các giá trị của một thành phần trong tập hợp nào đó dựa trên số thứ tự của hàng.
Hàm Iferror
công thức nào mà được kết thúc bằng hàm IFERROR thì đây chính là cách xử lý một số lỗi ngoài ý muốn có thể xảy ra mà các bạn không thể kiểm soát được, điều này hoàn toàn không bất cứ ai có thê tránh khỏi được bởi các bạn không thể tính toán được chi tiết sẽ có bao nhiều kết quả tham chiếu được trả về là giống nhau, hay khác nhau cho từng giá trị tương ứng.
Từ đó trong quá trình sao chép các công thức sang các ô tính này sang ô khác bạn cũng không thể biết được một cách chính xác nên trong khi sao chép sang không hề biết bao nhiêu ô là đủ. Để tránh xuất hiện những trường hợp hay cảnh báo lỗi không đáng xảy ra ở hàm này sẽ trả về cho các bạn những chuỗi ký tự có định dạng string rỗng (“”) để thay thế chúng.
Trong khi sử dụng các hàm vơi nhau thì cần phân biệt cách dùng tham chiếu tương đối và tuyệt đối trong các công thức nhé. Bởi hâu như các tham chiếu sẽ không hề bị thay đổi nếu như có một cột tham chiếu tương đối nào đó của giá trị cần tham chiếu, điều này là yêu cầu phải có trong quá trình sao chép công thức từ cột này sang những cột bên cạnh, để từ đó truy xuất ra đước các kết quả phù hợp với từng cột cụ thể và rõ ràng nhất.
Để có thể ứng dụng tốt hàm Vlookup tìm nhiều giá trị, các bạn không chỉ nắm vững các hàm nhất định mà phải sử dụng và biết cách kết hợp chúng với nhau như thế nào cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Những hàm nâng cao sẽ giúp bạn áp dụng tốt vào công việc của mình.